CẢM BIẾN ÁP SUẤT LỐP TPMS , HỆ THỐNG THEO DÕI ÁP SUẤT LỐP

1 - 1 / 1  Trang:

Cảm biến áp suất lốp ô tô TPMS là thiết bị đo và hiển thị tình trạng nhiệt độ, áp suất của lốp xe. Chúng không chỉ giám sát trạng thái lốp qua màn hình. Mà còn được lập trình để phát ra cảnh báo sự cố nguy cơ mất an toàn như non hơi, quá áp. Thiết bị giúp cho việc lái xe trở nên an toàn, tự tin hơn.


Tổng quan về cảm biến áp suất lốp ô tô
Cảm biến áp suất lốp là gì?
- Cảm biến áp suất lốp ô tô là một trong những loại thiết bị cảm biến trên xe hơi, nhưng là dành cho bộ phận lốp xe. Đây là hệ thống cảm biến đo đạc áp suất không khí bên trong lốp, hiển thị cho người trên xe các thông số này. Và đôi khi hiển thị cả nhiệt độ không khí và thời lượng pin của van cảm biến. Thông thường cảm biến áp suất lốp có tính năng cảnh báo non hơi (hoặc quá áp) một cách chính xác, hiệu quả. Tác dụng của Cảm biến áp suất lốp là giúp lái xe biết được khi bánh xe bị xuống hơi (hoặc tăng áp) đến mức bất thường gây nguy hiểm, hoặc có hại có độ bền lốp.
 
- Khi áp suất lốp dưới (hoặc trên) mức an toàn. Hoặc có sự thay đổi nhanh. Thiết bị sẽ phát tín hiệu thông báo cho chủ xe để dừng xe để xử lý kịp thời. Nhờ vậy, hệ thống này giúp lái xe an toàn hơn.

Trong tiếng anh, cảm biến áp suất lốp là Tire-pressure monitoring system (viết tắt là TPMS, dịch chính xác là Hệ thống giám sát áp suất lốp).

 

Tại sao phải lắp cảm biến áp suất lốp?
Việc lái xe đường dài, đặc biệt khi vào đường cao tốc sẽ không cho chúng ta có lựa chọn “sửa sai”. Hầu như bạn không thể quay đầu xe trong một phạm vi di chuyển khá xa. Bạn cũng không thể tiếp cận một garage sửa xe nào. Nếu xảy ra trạng thái thủng xăm, xì hết hơi, hoặc quá áp dẫn đến nổ lốp. Thì chắc chắn bạn sẽ đi tong chiếc lốp, thậm chí nguy hiểm tính mạng vì mất lái đột ngột. Bạn sẽ phải chờ cứu hộ, hoặc thợ sửa tận nơi đắt đỏ, và mất thời gian!

Và vì thế, việc kiểm soát áp suất lốp xe đã trở thành yêu cầu rất quan trọng. Ở một số quốc gia (chẳng hạn Mỹ), việc lắp hệ thống giám sát áp suất lốp là bắt buộc, và là điều kiện để kiểm định xe hơi.
 

Bộ cảm biến áp suất lốp gồm những gì?
#1. Van cảm biến

Trong Hệ thống giám sát áp suất lốp có một bộ van cảm biến gồm 4 chiếc giống hệt nhau. Một số loại có thể có 5 van (có van riêng cho lốp dự phòng). Trong mỗi van có các cảm biến áp suất, nhiệt độ, mạch điện và pin.


Hình dạng van của cảm biến áp suất lốp

Biểu tượng TPMS ở đầu van để lưu ý khi mở lốp
 

Van cảm biến có 2 loại: Loại van gắn trong lốp (thay van cũ), và loại van gắn bên ngoài van cũ. Cùng phân tích ưu nhược điểm của chúng một cách toàn diện để so sánh tại đây nhé: Ưu nhược điểm của cảm biến áp suất lốp van trong và van ngoài.
 

#2. Màn hình hiển thị áp suất lốp
Thông thường mỗi bộ cảm biến áp suất lốp (TPMS) có kèm một màn hình hiển thị để giám sát. Màn hình của chúng sử dụng pin và/hoặc nguồn điện của xe. Với loại sử dụng pin có thể sạc qua nguồn sạc tẩu, sạc ngoài, hoặc sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời để sạc.
 
Một số hệ thống cảm biến lốp TPMS không dùng màn hình riêng như trên. Mà chúng kết nối với màn hình có sẵn trên ô tô (màn hình công tơ mét ODO, màn hình android hoặc dvd). Đôi khi, chúng cũng tích hợp khả năng hiển thị qua điện thoại hoặc một thiết bị hiển thị nào đó như đồng hồ thông minh. Việc hiển thị trên điên thoại cho phép giám sát áp suất khi bơm, và thiết lập hoàn toàn trên điện thoại.
 

Tổng cộng có 5 kiểu màn hình tương ứng với 5 kiểu cảm biến áp suất lốp: màn hình gắn sạc tẩu, màn hình đặt trên taplo, màn gắn lỗ chờ, hiển thị màn ODO, hiển thị màn DVD.

#3. Cục xử lý trung tâm

Bộ xử lý trung tâm có vai trò giao tiếp với các van cảm biến, đồng thời truyền thông tin lên màn hình. Với những hệ thống giám sát lốp có màn hình theo bộ, thì cục xử lý tín hiệu nằm trong bo mạch của màn hình. Còn đối với những hệ thống sử dụng màn hình có sẵn thì cục xử lý tín hiệu này sẽ tương tự như sau:

 

#4. Phụ kiện đi kèm bộ cảm biến áp suất lốp gồm những gì?
Ngoài các van cảm biến, cục xử lý trung tâm (và màn hình nếu có) thì bộ sản phẩm thường có thêm các phụ kiện:
- Thiết bị cờ lê để vặn van (nếu là cảm biến áp suất van gắn ngoài)
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng cảm biến áp suất lốp TPMS

- Phiếu bảo hành sản phẩm
 

Các loại cảm biến áp suất lốp TPMS
Như đã nói ở trên, dựa theo kiểu van, cảm biến áp suất lốp được chia làm hai loại:
Cảm biến van gắn trong lốp.
Cảm biến van gắn ngoài lốp.
Dựa theo kiểu màn hình, cảm biến áp suất lốp được chia làm 5 loại: màn hình gắn sạc tẩu, màn hình đặt trên taplo, màn gắn lỗ chờ, hiển thị màn ODO, hiển thị màn DVD.
Hướng dẫn lắp đặt cảm biến áp suất lốp
Các bước lắp đặt cảm biến áp suất lốp (ra-vào lốp):
- Tháo lốp ra khỏi xe
- Mở lốp
- Cắt van cao su cũ
- Lắp van cảm biến mới
- Bật màn hình hiển thị
- Bơm hơi, kiểm soát khối lượng hơi và vị trí lốp
- Cân bằng động
- Gắn lại lốp vào xe
- Sau khi lắp đặt để màn hình lên taplo ở vị trí dễ quan sát và có nhiều nắng (nếu là loại sử dụng pin mặt trời).
Một số lỗi có thể xảy ra và cách khắc phục
Cảm biến có thể lỗi bị lỗi vì một lý do nào đó. Có những trường hợp xử lý rất đơn giản với vài thao tác. Nhưng cũng có những trường hợp không thể cứu được, buộc phải mua mới. Đặc biệt khi sử dụng hàng chất lượng kém.
Thông thường hệ thống giám sát áp suất lốp có thể mắc phải những triệu chứng bệnh sau:
- Mất tín hiệu: Có thể do van hoặc cục thu, hoặc do tín hiệu kết nối gặp vấn đề.

- Hiển thị sai: Do cảm biến quá cũ (trên 10 năm chẳng hạn), hoặc hàng dởm.
 

Hướng dẫn thay pin cho cảm biến áp suất lốp
Thay pin là việc tất yếu. Chúng ta không thể kéo dây nguồn cho nó vì nó nằm ở bánh xe (phần chuyển động). Do đó nó luôn phải sử dụng pin. Và tất nhiên, phải sử dụng những loại pin tốt nhất để ít phải thay pin cho nó.
 
Thay pin cảm biến áp suất lốp van trong
Tuổi thọ đối với pin van trong khoảng 4-5 năm, sau đó cần phải thay mới. Để thay pin cảm biến van gắn trong, như đã nói ở phần giới thiệu cảm biến loại này. Chúng ta phải ra thợ lốp để yêu cầu họ ra vào lốp, thay pin. Quy trình thực hiện phải chuẩn xác để tránh làm hư hại đến van cảm biến. Cũng như độ chính xác cân bằng lốp sau khi lắp lại (vào lốp). Để thay pin, thợ đã biết có cảm biến bên trong. Nhưng nếu là vá lốp, để chắc chắn, nên nhắc thợ cẩn thận vì có van TPMS bên trong.
 
Thay pin cảm biến áp suất lốp van ngoài
Với loại cảm biến van ngoài, pin thường chỉ được 2 năm. Thay pin Cảm biến van gắn ngoài là việc mà khách hàng sử dụng có thể tự làm được. Trước tiên hãy tìm mua đúng loại pin của cảm biến. Việc thay pin khá đơn giản. Tuy nhiên phải sử dụng cờ lê chuyên dụng đi kèm hộp sản phẩm.
 

Để thay pin cảm biến áp suất lốp bạn có thể hỏi trực tiếp hotline kỹ thuật. Mỗi dòng sản phẩm sẽ có thể khác nhau. Nhưng cấu trúc van Cảm biến thì thường là tương tự nhau.
 

Nên mua cảm biến áp suất lốp gắn ngoài hay gắn trong?

Như đã nói về ưu nhược điểm của cảm biến gắn trong và cảm biến gắn ngoài lốp xe. Để có thể dễ dàng tự lắp đặt, thay thế, bạn nên sử dụng loại TPMS gắn ngoài. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tiện dụng khi bơm hơi hoặc xì hơi, bạn nên chọn TPMS gắn trong. Cái giá của việc dễ lắp đặt chính là sự khó khăn khi vận hành…
 

Bơm điện mini – cộng sự của cảm biến lốp
- Đúng vậy, bơm điện mini chính xác là thứ chúng ta cần khi đi xe đường dài. Nếu như chưa có cảm biến lốp, chúng ta dễ gặp sự cố nặng. Tuy nhiên, khi đã trang bị hệ thống giám sát áp suất lốp thì chúng ta có thể chủ động ứng phó khi bánh bắt đầu có biểu hiện bị non hơi. Và đây là lúc mà bơm điện mini thể hiện giá trị tích cực của mình.
- Bơm điện mini là một loại bơm hơi như những loại bơm khác, có thể dùng trong nhiều mục đích khác nhau như: bơm lốp xe ô tô, xe máy, xe đạp; bơm bóng; bơm túi ngủ; bơm bể bơi gia đình cho trẻ em,..

- Điểm khác biệt của bơm điện là thay vì dùng tay hoặc chân để bơm thì một động cơ điện được gắn vào để dẫn động. Nguồn điện cho bơm mini thường là nguồn 12V có thể lấy từ các bộ nắn dòng 220/12V DC. Tuy nhiên trên ô tô thì sẽ dùng điện phát từ động cơ xe thông qua chân cắm sạc tẩu.
Đồng Tiến nơi bán bơm điện mini uy tín, chất lượng, giá rẻ nhất. Tham khảo TẠI ĐÂY


Địa chỉ bán cảm biến áp suất lốp TPMS tại Hà Nội:
Chung cư CT3, khu đô thị Bắc Linh Đàm, đối diện khách sạn Mường Thanh Linh Đàm, quận Hoàng Mai. SĐT: 0936.508.168
Địa chỉ bán cảm biến áp suất lốp TPMS tại Đà Nẵng:
61 Nguyễn Xuân Hữu, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ. SĐT: 0904.148.168
Địa chỉ bán cảm biến áp suất lốp TPMS tại TP Hồ Chí Minh:
241A, Tân Hòa Đông, phường 14, quận 6. SĐT: 0904.298.168
Lời kết
Hệ thống giám sát và cảnh báo áp suất lốp TPMS đã trở thành “phụ kiện” không thể thiếu. Nó đang dần trở thành “chính kiện”, khi mà vấn đề an toàn giao thông được đề cao hơn. Chúng ta sẽ không còn lo bị nổ lốp vì quá áp, tăng nhiệt. Cũng không sợ phải nát chiếc lốp, hại cả vành khi bánh không còn một chút hơi. Chúng ta cũng dễ dàng biết được khi hai bánh không cân bằng hơi. Màn hình sẽ giúp chúng ta biết con số cân nặng hơi chính xác trong bánh. Nó sẽ cảnh báo bằng âm thanh và hình ảnh khi có dấu hiệu bất thường. Thật tuyệt phải không nào.
Khi được trang bị cùng với một chiếc bơm điện mini. Chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm về lốp xe trên mọi nẻo đường.

 

Chat hỗ trợ
Chat ngay